Sự hình thành và phát triển

PHÒNG QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG CẦN THƠ

 

Sự hình thành và phát triển công tác NCKH – HTQT của trường. 

1. Thời kỳ Trường Cao đẳng Sư phạm

Nhiệm vụ Quản lý NCKH ( Nghiên cứu Khoa học) do phòng Giáo vụ, sau này là phòng Đào tạo - Bồi dưỡng đảm nhiệm.

Việc NCKH được tiến hành hàng năm dưới các hình thức:

- Từ 1977 đến 1982, thực hiện nội san khoa học: tập hợp các giáo viên có tâm huyết nghề nghiệp, đam mê nghiên cứu khoa học, tập hợp các công trình mới nhất viết bài nhằm phổ biến các phát minh khoa học trong nước và thế giới. Nội san này do thầy Tạ Hữu Trầm, Phó Hiệu trưởng phụ trách. Nội san này chỉ ra được 04 số.

- Hàng năm, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, giáo sinh viết kinh nghiệm ”Học tốt”, nhà trường tổ chức báo cáo các kinh nghiệm.

- Từ năm 1995 đến năm 2000, công tác NCKH đã bắt đầu được chú ý, giáo viên được nhà trường mời chuyên gia bồi dưỡng về công tác này.

- Từ năm 2000 đến năm 2004, giáo viên đăng ký đề tài NCKH, các Ban xét duyệt và giảng viên tiến hành nghiên cứu. Song, sản phẩm chưa tương xứng, nên không còn lưu lại.

- Từ năm 2004 đến 2007, kết quả đã thực hiện được:

 

Năm học

Đề cương

Hoàn thành

Ghi chú

2 năm

1 năm

2 năm

1 năm

2004-2005

11

42

 

41

 

2005-2006

17

36

11

36

 

2006-2007

12

36

17

36

 

 

Các đề tài chủ yếu thuộc về khoa học giáo dục. Sản phẩm của các đề tài chưa được quan tâm, bảo quản nên hiện không còn lưu giữ. Hình thức tiến hành chưa có quy định cụ thể.

2. Thời kỳ trường Cao đẳng Cần Thơ

Khi trường chuyển sang đào tạo đa ngành, nhu cầu công tác NCKH đã trở thành một trong ba nhiệm vụ của người giảng viên, vì vậy Trường Cao đẳng Cần Thơ ra Quyết định thành lập phòng Quản lý Nghiên cứu Khoa học và Hợp tác Quốc tế (QLNCKH – HTQT), do Hiệu trưởng ký ngày 14/09/2007. Công việc được bàn giao và thực hiện từ tháng 12 năm 2007.

3. Những công việc hoạt động của phòng

Phòng có hai chức năng chính: Quản Lý nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế

Công tác QL NCKH: phòng đã xây dựng và lấy ý kiến đóng góp của toàn thể giảng viên, ý kiến xây dựng của các nhà khoa học qua tọa đàm và đã hoàn thiện được văn bản Quy định hoạt động NCKH trong trường Cao đẳng Cần Thơ, các văn bản có liên quan đến NCKH (Biên soạn Tập bài giảng/Giáo trình; Sáng kiến kinh nghiệm - giải pháp công tác; Khóa luận tốt nghiệp sinh viên), ngoài ra còn có các hướng dẫn, biểu mẫu phục vụ cho công tác NCKH của trường. Từ đó công tác NCKH của trường ngày một đi vào nề nếp và hoàn thiện dần về hình thức, tăng dần về số lượng và chất lượng của đề tài. Sản phẩm NCKH được lưu giữ tại phòng QL NCKH-HTQT và thư viện của trường. Số lượng đề tài được nghiệm thu từ năm 2007 đến nay như sau:

 

Năm học

Đề cương

Hoàn thành

Tổng số

Hoàn thành

2 năm

1 năm

2 năm

1 năm

2007-2008

19

24

06

18

24

2008-2009

05

18

16

12

28

2009-2010

11

29

05

28

33

2010-2011

06

52

08

41

49

2011-2012

05

82

05

68

73

2012-2013

 

78

 

68

68

 

Công tác HTQT ngày càng được hoàn thiện và mở rộng theo sự phát triển của nhà trường. Phối hợp với Bộ GD&ĐT, các đơn vị chức năng để thực hiện tốt công tác tiếp nhận và sử dụng tình nguyện viên quốc tế (đến nay đã tiếp nhận hơn 10 tình nguyện viên). Tổ chức giao lưu và trao đổi hợp tác với các chương trình, các tổ chức và các trường Đại học, Cao đẳng Quốc tế như: trường CĐSP Quảng Tây – Trung Quốc, Trường ĐH Victoria của Úc,…

Nhiệm vụ của phòng ngày càng nhiều, số lượng cán bộ quá ít. Song, với sự nhiệt tình trong công tác, nhờ sự quan tâm của Đảng ủy và Ban giám hiệu cùng với sự đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công việc nên phòng đã đạt được thành công bước đầu trong quá trình xây dựng và trưởng thành.

4. Phương hướng NCKH cho giai đoạn từ nay đến 2015

Sự phát triển và mở rộng ảnh hưởng của trường ngày một vươn xa ra khắp miền Tây và cả nước. Để đáp ứng nhu cầu phát triển và phấn đấu trở thành trường Đại học của thành phố Cần Thơ trong tương lai, nhiệm vụ NCKH cần phải đi sâu chất lượng. Trước hết phấn đấu có và ngày càng nhiều đề tài cấp Thành Phố; đề tài cấp Bộ và cao hơn.

Về công tác hợp tác quốc tế, phải mạnh dạn tìm nguồn hợp tác để đào tạo nhân lực chất lượng cao cho địa phương và khu vực.

 

 

 

Thông tin bổ sung